Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về Context trong ReactJS. Trong quá trình làm việc với ReactJS, các dữ liệu trong các component phải được chia sẻ với nhau.
Chúng ta thực hiện điều này bằng cách đưa các dữ liệu này lên một nơi có tên là local state. Local state chịu trách nhiệm phân phối dữ liệu tới các component. Context hỗ trợ chúng ta thực hiện điều này một cách đơn giản.
Bài viết này được đăng tại anhben.com, không được copy dưới mọi hình thức.
Mục lục
1. Context trong ReactJS là gì ?
Theo tài liệu chính thức của ReactJS định nghĩa Context là :
Context provides a way to pass data through the component tree without having to pass props down manually at every level.
Chúng ta có thể hiểu:
Context cung cấp cho chúng ta cách để thực hiện chia sẻ dữ liệu tới các component trong cây mà không cần truyền dữ liệu qua props theo từng cấp bậc.
Khi truyền dữ liệu tới các component bằng props thì bạn chỉ có thể truyền từ component cha sang component con. Nếu bạn muốn truyền sang component cháu hoặc sang component họ hàng xa thì điều này rất phức tạp. Bởi vậy context sẽ là kênh giao tiếp cho các component, cho phép bạn truyền dữ liệu một cách đơn giản hơn rất nhiều.
Ở đây mình có một ví dụ, mình muốn chuyển lời nhắn từ ComponetÔng
sang Componet Cháu
:
Khi sử dụng truyền dữ liệu qua props thì mình bắt buộc phải gửi lời nhắn qua (Ông -> Cha -> Cháu )
import React from "react";
const ComponentChau = (props) => {
return <h1>Ông bảo là "{props.message}"</h1>;
};
const ComponentCha = (props) => {
return <ComponentChau {...props} />;
};
const ComponentOng = () => {
const message = "Vào freetuts.net học lập trình";
return <ComponentCha message={message} />;
};
export default ComponentOng;
Còn nếu sử dụng Context thì chúng ta sẽ gửi trực tiếp từ Ông đến Cháu luôn :
import React from "react";
const MessageContext = React.createContext();
class ComponentChau extends React.Component {
render() {
return <h1>Ông bảo là : "{this.context}"</h1>;
}
}
ComponentChau.contextType = MessageContext;
const ComponentOng = () => {
return (
<MessageContext.Provider value="Vào anhben.com học lập trình">
<ComponentChau />
</MessageContext.Provider>
);
};
export default ComponentOng;
Kết quả của 2 cách này vẫn tương tự nhưng việc sử dụng Context sẽ đơn giản hơn nhiều.
2. Context API trong ReactJS
Trước tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Context API, sau đó sẽ đi vào ví dụ cụ thể nhé. Ở đây chúng ta có một vài API mà React cung cấp.
React.createContext
const MyContext = React.createContext(defaultValue);
Khởi tạo một Context Object, giá trị của defaultValue
là giá trị mặc định của props value trong Provider
.
Context.Provider
<MyContext.Provider value={/* some value */}>
Mỗi Context Object phải đi kèm với một Provider
, nó cho phép bạn nhận về sự thay đổi của context.
Context.Consumer
<MyContext.Consumer>
{value => /* render something based on the context value */}
</MyContext.Consumer>
Một React component được khởi chạy mỗi khi gía trị của context thay đổi, và nhận về giá trị của context đó.
Context.displayName
const MyContext = React.createContext(/* some value */);
MyContext.displayName = 'MyDisplayName';
<MyContext.Provider> // "MyDisplayName.Provider" in DevTools
<MyContext.Consumer> // "MyDisplayName.Consumer" in DevTools
Đặt tên cho Context, tên này sẽ được hiện thị trong DevTools.
Class.contextType
class MyClass extends React.Component {
render() {
let value = this.context;
}
}
MyClass.contextType = MyContext;
contextType
là một thuộc tính của class được tạo bởi React.createContext()
được dùng để lấy giá trị của context.
3. Sử dụng Context trong ReactJS
Chúng ta sẽ sử dụng context theo 3 bước cụ thể:
- Khởi tạo object context bằng phương thức
React.createContext()
, sau đó chúng ta sẽ nhận được 1 object bao gồm các thuộc tính quan trọng nhưProvider
vàConsumer
. - Sử dụng
Provider
bọc quanh các component, và truyền giá trị vào propsvalue
- Thêm
Consumer
vào bất cứ đâu mà bạn muốn chia sẻ context miễn là ở bên trongProvider
, bạn có thể lấy gía trị của context thông quaprops.chirlden
.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể. Mình sẽ xây dựng 1 ứng dụng cho phép random các số và hiển thị. Trước tiên, mình sẽ tiến hành khởi tạo một object context.
import React from "react";
//Khởi tạo môt
const NumberContext = React.createContext();
Sau đó, mình sẽ bọc quanh các component cần chia sẻ bằng Provider
, và Consumber
:
export default class ContextComponent extends React.Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = {
number: 0,
};
}
updateNumber = () => {
this.setState({
number: Math.random(),
});
};
render() {
return (
<NumberContext.Provider
value={{
number: this.state.number,
update: this.updateNumber.bind(this),
}}
>
<NumberContext.Consumer>
{ () => (
<>
<ShowNumber />
<UpdateNumber />
</>
)}
</NumberContext.Consumer>
</NumberContext.Provider>
);
}
}
bên trên mình truyền vào props value
trong provider
giá trị là một object có các thuộc tính như:
number
: Chứa giá trị của số.update
: hàm thực hiện update số.
Consumer
sẽ có nhiệm vụ xem xét sự thay đổi và trả về giá trị của context trong props chirlden
, mình sẽ chia sẻ props cho 2 component đó là ShowNumber
và UpdateNumber
.
Tiếp theo, mình sẽ đi xây dựng 2 component là ShowNumber
và UpdateNumber
mà mình đã gọi ở Consumer
.
class UpdateNumber extends React.Component {
render() {
return (
<button onClick={() => {
//Gọi hàm update để thực hiện update số.
console.log(this.context.update())
}}>Update Number</button>
);
}
}
UpdateNumber.contextType = NumberContext;
class ShowNumber extends React.Component {
render() {
//Hiển thị ra số.
return (
<p>{this.context.number}</p>
);
}
}
ShowNumber.contextType = NumberContext;
Ở đây mình sử dụng phương thức contextType
để gán giá trị của context, lúc này thuộc tính this.context
trong class sẽ chứa giá trị của context.
Cuối cùng, chúng ta sẽ có file đầy đủ:
import React from "react";
//Khởi tạo môt
const NumberContext = React.createContext();
class UpdateNumber extends React.Component {
render() {
return (
<button onClick={() => {
console.log(this.context.update())
}}>Update Number</button>
);
}
}
UpdateNumber.contextType = NumberContext;
class ShowNumber extends React.Component {
render() {
return (
<p>{this.context.number}</p>
);
}
}
ShowNumber.contextType = NumberContext;
export default class ContextComponent extends React.Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = {
number: 0,
};
}
updateNumber = () => {
this.setState({
number: Math.random(),
});
};
render() {
return (
<NumberContext.Provider
value={{
number: this.state.number,
update: this.updateNumber.bind(this),
}}
>
<NumberContext.Consumer>
{ () => (
<>
<ShowNumber />
<UpdateNumber />
</>
)}
</NumberContext.Consumer>
</NumberContext.Provider>
);
}
}
khởi chạy ứng dụng và xem kết quả:
Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về Context trong ReactJS. Đây là kiến thức rất cơ bản về nó nhưng cũng hết sức quan trọng trong quá trình làm việc với ReactJS sau này. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.