Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về các API bên trong các React Component, đây là những API được sử dụng khá nhiều trong quá trình làm việc với các component bao gồm setState(), forceUpdate(), ReactDOM.findDOMNode(),...
Bài viết này được đăng tại anhben.com, không được copy dưới mọi hình thức.
Set State API
Hàm setSate()
này cho phép chúng ta cập nhật giá trị của state, tham số truyền vào của API này sẽ là giá trị của state bạn muốn update:
this.setSate({
website: 'anhben.com'
})
hoặc là một function callback bao gồm các tham số lần lượt là state trước đó, và props có trong component.
this.setState((prevState, props) => {
return newState;
})
Trong ví dụ bên dưới mình sẽ tiến hành update state bằng 2 cách trên.
import React from "react";
class App extends React.Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = {
index: 1
};
}
countDown() {
this.setState({
index: this.state.index - 1
});
}
countUp(){
this.setState((prevState, props) => {
return {
index: prevState.index + 1
}
});
}
render() {
return (
<div>
<p>Giá trị: {this.state.index}</p>
<button onClick={() => this.countDown()}>Down</button>
<button onClick={() => this.countUp()}>Up</button>
</div>
);
}
}
export default App;
Force Update
Component chỉ thực hiện re-render khi các state thay đổi, trong trường hợp cần phải re-render mà không cần bất cứ sự thay đổi nào của state thì chúng ta chỉ cần gọi hàm forceUpdate()
this.forceUpdate()
Bên dưới mình có ví dụ về hàm forceUpdate()
, với mỗi lần component được re-render sẽ random ra một số khác nhau:
import React from"react";
class App extends React.Component {
constructor(props) {
super(props);
this.state = {
index: 1
};
}
render() {
return (
<div>
<p>Giá trị: {Math.random()}</p>
<button onClick={() => this.forceUpdate()}>Reload</button>
</div>
);
}
}
export default App;
Find Dom Node
Hàm này cho phép chúng ta làm việc với DOM trong React, nó không được khuyến khích bởi sẽ làm ảnh hưởng đến các Virtual DOM gây ra lỗi không mong muốn. Bạn cần phải gọi đối tượng ReactDOM
trong thư viện react-dom
bằng cách:
import ReactDOM from'react-dom';
Để sử dụng hàm findDOMNode()
chúng ta có cú pháp như sau:
ReactDOM.findDOMNode(component)
Giả sử ví dụ bên dưới mình muốn sửa đổi màu chữ của thẻ h1
có id là title
thành màu đỏ.
import React from "react";
import ReactDOM from "react-dom";
class App extends React.Component {
changeColor() {
var title = document.getElementById("title");
ReactDOM.findDOMNode(title).style.color = "red";
}
render() {
return (
<div>
<h1 id="title">Tiêu đề</h1>
<button onClick={() => this.changeColor()}>Change Color</button>
</div>
);
}
}
export default App;
Bind function
Đây là phần mà rất nhiều bạn gặp lỗi liên quan đến cú pháp ES6 khi thực hiện gọi hàm trong class component, giả sử mình muốn khi người dùng click vào nút Change sẽ gọi hàm changeTitle()
.
Khi bạn gọi hàm bằng cách này sẽ gây ra lỗi không tồn tại biến this
trong hàm changeTitle()
.
class App extends React.Component {
constructor() {
super();
this.state = {
title: "anhben.com"
};
}
changeTitle() {
//Sẽ không nhận được giá trị của this.
//Từ đó không thể set state được.
this.setState({
title: "anhben.com New"
});
}
render() {
//Khi bạn gọi hàm như này sẽ gây ra lỗi.
//Vì không chỉ định giá trị của biến this cho hàm changeTitle.
return (
<div>
<h1 id="title">{this.state.title}</h1>
<button onClick={this.changeColor}>Change Color</button>
</div>
);
}
}
Chúng ta cần phải chỉ định biến this
cho hàm vừa gọi bằng cách dùng cú pháp bind
trong ES6:
<button onClick={this.changeColor.bind(this)}>Change Color</button>
hoặc viết như sau :
<button onClick={() => this.changeColor()}>Change Color</>
Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về Props trong ReactJS. Đây là kiến thức rất cơ bản về nó nhưng cũng hết sức quan trọng trong quá trình làm việc với ReactJS sau này. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.