thumb
2022-09-12 15:14:48.000

Phần 6 (Phần cuối): JSON và Ajax trong Javascript

1. JSON

JSON (JavaScript Object Notation) là một chuỗi text được viết dưới dạng Javascript Object dùng để lưu trữ và trao đổi dữ liệu.

JSON thường được dùng để lưu trữ string, number, boolean, array, object, null.

Định dạng JSON có thể dễ dàng sử dụng ở các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Ở Javascript bạn có thể thao tác với JSON thông qua JSON.parse() và JSON.stringify()

Chuyển Object thành JSON


  const myObj = {
    name: 'John',
    age: 30,
    cars: ['Ford', 'BMW', 'Fiat'],
  }
  const myJSON = JSON.stringify(myObj)
  console.log(myJSON) // '{"name":"John","age":30,"cars":["Ford","BMW","Fiat"]}'
  

Chuyển JSON thành Object


  const myJSON = {"name":"John","age":30,"cars":["Ford","BMW","Fiat"]}
  const myObj = JSON.parse(myJSON)
  

Cú pháp JSON

  • Với object thì data là cặp name/value
  • Data được ngăn cách bởi dấu phẩy
  • Ngoặc nhọn mô tả object
  • Ngoặc vuông mô tả array
  • JSON dấu nháy kép
  • Trường name phải bọc trong nháy kép

Value trong JSON phải là một trong những kiểu dữ liệu dưới đây

  • string
  • number
  • object
  • array
  • boolean
  • null

Array và JSON


  // Array
  const arr = ['Ford', 'BMW', 'Fiat']
  // JSON
  const json = '[ "Ford", "BMW", "Fiat" ]'
  

Ngoài các giá trị được nêu bên trên thì các giá trị như Function, undefined, NaN, Infinity,… sẽ không được chuyển sang JSON nhé


  var obj = {
    name: 'John',
    age: function() {
      return 30
    },
    city: 'New York',
  }
  var myJSON = JSON.stringify(obj)
  console.log(myJSON) // '{"name":"John","city":"New York"}'
  

2. AJAX

AJAX = Asynchronous JavaScript And XML.

AJAX không phải là một ngôn ngữ lập trình

AJAX chỉ là sự kết hợp của

  • XMLHttpRequest object có sẵn trên trình duyệt (dùng để gửi và nhận data từ web server)
  • Javascript và HTML DOM (để hiển thị hoặc sử dụng data)

Cái tên AJAX dễ gây hiểu lầm là ứng dụng dùng AJAX sẽ sử dụng XML (một kiểu data như JSON nhưng phức tạp hơn) để gửi và nhận dữ liệu. Nhưng trên thực tế thì chúng ta chủ yếu dùng text hoặc JSON để trao đổi dữ liệu.

AJAX giúp chúng ta đọc dữ liệu từ server trả về, gửi dữ liệu lên server ở chế độ ngầm, cập nhật trang web mà không cần reload lại trang. Vì sự tiện lợi của AJAX mà chúng ta đã có React, Angular và Vue 😆

3. Cách AJAX hoạt động

Ajax

  1. Một sự kiện xảy ra ở trang web (trang được load, một button được click)
  2. Một XMLHttpRequest object được tạo bởi Javascript
  3. XMLHttpRequest object gửi một request đến web server
  4. Server xử lý request đó
  5. Server gửi response về cho trang web
  6. Response được đọc bởi Javascript
  7. Thực hiện một số hành động trên trang web bằng Javascript (ví dụ như cập nhật lại trang)

4. XMLHttpRequest

XMLHttpRequest (XHR) là một constructor function (mình đã giới thiệu về constructor function trong bài này) dùng để giao tiếp với server. XHR cũng là một Web APIs nên nó chỉ có trên môi trường trình duyệt, không xuất hiện ở Node.js nha

Tạo một XMLHttpRequest object


  var xhttp = new XMLHttpRequest();
  

Một số phương thức của XMLHttpRequest object

Phương thứcMô tả
new XMLHttpRequest()Tạo mới XMLHttpRequest object
abort()Hủy request hiện tại
getAllResponseHeaders()Returns tất cả thông tin header
getResponseHeader()Returns thông tin header chỉ định
open(method, url, async, user, psw)Quy định request

method: Loại request (GET, POST, PUT, DELETE)
url: đường dẫn đến server
async: true (bất đồng bộ) hoặc false (đồng bộ)
user: tùy chọn username
psw: tùy chọn password

send(body)Gửi body data đến server. body có thể là

Nếu không có giá trị nào cho body thì mặc định null được sử dụng.

setRequestHeader()Thêm các giá trị vào trong header request

Một số thuộc tính của XMLHttpRequest object

Thuộc tínhMô tả
onreadystatechangeXác định một function được gọi khi thuộc tính readyState thay đổi
readyStateMô tả trạng thái của XMLHttpRequest.
0: request chưa được khởi tạo
1: kết nối với server được thiết lập
2: request được server tiếp nhận
3: đang xử lý request
4: request kết thúc và response đã sẵn sàng để dùng
responseTextReturn về response như một string
responseXMLReturn về response như một XML
statusReturn về status của request
200: “OK”
403: “Forbidden”
404: “Not Found”
Xem danh sách đầy đủ tại Http Messages Reference
statusTextReturn về status dạng text (Ví dụ “OK” hoặc “Not Found”)

Ví dụ về cách dùng XHR để GET


  function loadDoc() {
    var xhttp = new XMLHttpRequest()
    // function này sẽ chạy mỗi khi readyState thay đổi
    xhttp.onreadystatechange = function() {
      // Khi request thành công
      if (this.readyState == 4 && this.status == 200) {
        document.getElementById('demo').innerHTML = this.responseText
      }
    }
    xhttp.open('GET', 'https://httpbin.org/get', true)
    xhttp.send()
  }
  loadDoc()
  

Dùng XMLHttpRequest để xử lý AJAX được coi là cách “cổ xưa” nhất và rườm rà nhất. Ngày nay chúng ta có rất nhiều tùy chọn mạnh mẽ để xử lý AJAX. Mình có thể liệt kê ra

  • Nếu dùng Jquery thì Jquery cung cấp cho chúng ta nhiều hàm gọi AJAX rất tiện lợi như load, ajax, get, getJSON
  • Những trình duyệt ngày này cung cấp một API khác XMLHttpRequest đó là Fetch API, với nhiều tính năng nâng cao và cú pháp dễ sử dụng hơn XMLHttpRequest
  • Phổ biến nhất phải kể đến Axios, một thư viện chuyên dụng cho việc xử lý AJAX cũng như gọi API. Cung cấp hàng tá tính năng hay, dùng được cho cả môi trường trình duyệt và Node (nếu trình duyệt nó sẽ dựa trên XHR, nếu là Node thì là HTTP interface)

5. Fetch API

Fetch là một API đơn giản cung cấp cho chúng ta khả năng gửi và nhận request thông qua trình duyệt. Nếu như XMLHttpRequest dùng function thường để xử lý response thì Fetch API dùng Promise, vì thế sẽ tiện lợi hơi khi thao tác và xử lý.

Các giá trị được cho là truthy: Chuỗi khác rỗng, số khác 0 và tất cả các object.

Một setup request đơn giản với fetch


  fetch('http://example.com/movies.json')
  .then(response => response.json())
  .then(data => console.log(data));
  

Lưu ý là Promise return từ fetch() sẽ không reject dựa trên HTTP error status ngay cả khi HTTP 404 hoặc 500. Thay vì đó, nó sẽ resolve bình thường (với ok status là false), và nó chỉ sẽ reject khi mà mạng lỗi hoặc bất cứ điều gì ngăn cả request hoàn thành.


  fetch('examples/example.json')
  .then(function(response) {
    if (!response.ok) {
      throw Error(response.statusText);
    }
    // Do stuff with the response
  })
  .catch(function(error) {
    console.log('Looks like there was a problem: 
', error);
  });
  

6. Đọc một response


  fetch('examples/example.json')
  .then(function(response) {
    if (!response.ok) {
      throw Error(response.statusText);
    }
    // Read the response as json.
    return response.json();
  })
  .then(function(responseAsJson) {
    // Do stuff with the JSON
    console.log(responseAsJson);
  })
  .catch(function(error) {
    console.log('Looks like there was a problem: 
', error);
  });
  

Mặc định nếu không truyền tham số thứ 2 thì fetch sẽ dùng phương thức GET, còn muốn chỉ rõ phương thức như POST, PUT… thì phải truyền tham số thứ 2 vào.

Ví dụ POST


    // Example POST method implementation:
  async function postData(url = '', data = {}) {
    // Default options are marked with *
    const response = await fetch(url, {
      method: 'POST', // *GET, POST, PUT, DELETE, etc.
      mode: 'cors', // no-cors, *cors, same-origin
      cache: 'no-cache', // *default, no-cache, reload, force-cache, only-if-cached
      credentials: 'same-origin', // include, *same-origin, omit
      headers: {
        'Content-Type': 'application/json'
        // 'Content-Type': 'application/x-www-form-urlencoded',
      },
      redirect: 'follow', // manual, *follow, error
      referrerPolicy: 'no-referrer', // no-referrer, *no-referrer-when-downgrade, origin, origin-when-cross-origin, same-origin, strict-origin, strict-origin-when-cross-origin, unsafe-url
      body: JSON.stringify(data) // body data type must match "Content-Type" header
    });
    return response.json(); // parses JSON response into native JavaScript objects
  }
  postData('https://example.com/answer', { answer: 42 })
    .then(data => {
      console.log(data); // JSON data parsed by ''data.json()'' call
    });
  

Tóm Lại

Bài này cũng là bài cuối cùng khép lại loạt bài học Javascript siêu tốc của mình. Bài hôm nay cũng khá ngắn nhưng mình hy vọng đã giúp anh em biết được JSON và AJAX là gì.

Trong suốt series của mình, mọi kiến thức được viết dưới dạng tóm tắt và rút gọn giúp mọi người ôn tập, hệ thống lại kiến thức. Vì thế nội dung khó mà đầy đủ để thay thế các tài liệu chính thống ngoài kia như https://developer.mozilla.org .

Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây, chúc mọi người sớm làm chủ được Javascript 😉

Share: